Ngày 12.10,úpTrườngĐHCầnThơpháttriểnđộtphákèo nhà cái theo thông tin từ Trường ĐH Cần Thơ, trường đang triển khai giai đoạn 2 dự án hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) với tổng kinh phí gần 64 tỉ đồng (2,6 triệu USD). Dự án giai đoạn 2 này có 12 mô hình trọng điểm liên quan đến hệ thống giám sát sạt lở bờ biển, kiểm soát môi trường, khai thác dữ liệu sản xuất, nâng cao chất lượng giống thủy sản, sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn vùng ĐBSCL…
Trước đó, trong buổi làm việc giữa Trường ĐH Cần Thơ và JICA, ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam, cho biết từ năm 1969, JICA đã thực hiện dự án hợp tác kỹ thuật quan trọng là phát triển Khoa Nông nghiệp của Trường ĐH Cần Thơ. Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, đã có 1 dự án vốn vay và 2 dự án hỗ trợ kỹ thuật được triển khai; trong đó dự án vốn vay nâng cấp ĐH Cần Thơ có tổng kinh phí 2.250 tỉ đồng. Mục tiêu xây dựng trường thành cơ sở đào tạo xuất sắc, được quốc tế công nhận trong 3 lĩnh vực chính là nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và môi trường.
Từ nguồn vốn vay trên, ĐH Cần Thơ đã xây dựng 2 tổ hợp phòng nghiên cứu và phòng thí nghiệm công nghệ cao; về đào tạo, có 33 tiến sĩ, 9 thạc sĩ và 36 công trình nghiên cứu hợp tác với các trường ĐH ở Nhật Bản đã được công bố…
Ông Phạm Minh Đức, Phó giám đốc Ban quản lý dự án ODA tại Trường ĐH Cần Thơ, cho biết, hiện tại dự án hỗ trợ kỹ thuật giai đoạn 1 của JICA đã kết thúc với kinh phí đầu tư hơn 74 tỉ đồng, dự án giai đoạn 2 đang triển khai với tổng kinh phí gần 64 tỉ đồng (2,6 triệu USD), thời gian thực hiện từ 2022-2027.
Theo ông Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, dự án vốn vay từ chính phủ Nhật Bản từ năm 2015 tới nay đã giúp nhà trường có bước phát triển "đột phá" bằng với khoảng 40 năm đầu tư trước đó. Đặc biệt với trang thiết bị chất lượng cao, giảng viên, sinh viên của trường được hưởng lợi rất nhiều trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Thành quả đáng kể nhất là nhóm ngành nông - lâm - thủy sản trường đã vươn lên xếp hạng 300-350 trên thế giới.
Lãnh đạo Trường ĐH Cần Thơ đánh giá 12 mô hình hỗ trợ kỹ thuật từ JICA đang triển khai trong dự án giai đoạn 2 rất có ý nghĩa. Trước hết là nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời nhà trường tập trung vào các mô hình tăng cường tính liên kết (nhà nước, nhà khoa học, cộng đồng địa phương, doanh nghiệp - PV) để xây dựng vùng nguyên liệu của ĐBSCL, hướng đến phục vụ cho thị trường xuất khẩu và phát triển bền vững khu vực. Đến nay, một số mô hình đã có bước thành công nhất định, có khả năng ứng dụng vào thực tiễn và chuyển giao rộng rãi, nhất là khi ĐH Cần Thơ đã ký hợp tác với 9 tỉnh, thành ĐBSCL trong chuyển giao kỹ thuật.
Theo ông Sugano Yuichi, thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật giữa JICA và ĐH Cần Thơ, có 40 dự án nghiên cứu về chủ đề thích ứng biến đổi khí hậu đã được triển khai ở các địa phương ĐBSCL. Phía JICA đặc biệt khuyến khích nhà trường thúc đẩy mạng lưới cựu sinh viên "biến đổi khí hậu" và cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội - môi trường bền vững của vùng ĐBSCL.